Cây cảm thảo đất hay còn gọi là cây cam thảo nam là một trong những bị thuốc nam được sử dụng rất phổ biến để điều trị một số căn bệnh thường gặp như viêm họng, cảm sốt và cra bệnh tiểu đường. Chính vì có công dụng dược tính như vậy nên cam thảo đất được trồng và ứng dụng rộng rãi trong y học.
Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về cây cam thảo đất nhé!
1. Cây cam thảo đất có những đặc điểm nào?
1.1 Đặc điểm chung của cam thảo đất
Cam thảo đất là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Loài cây này còn được gọi bởi nhiều cái tên khác như cây cam thảo nam, thổ cam thảo hay dã cam thảo. Từ rất lâu trước đây cây cam thảo đất đã nổi tiếng là vị thuốc quý, được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh, thay thế cho vị cam thảo bắc.
Cây cam thảo đất thuộc giống cây thân thảo, mọc đứng. Chiều cao trung bình của cây cam thảo đất khoảng 30 – 80 cm. Thân cây tròn mảnh và khá mềm. Càng về gốc rễ thân cây càng nhẵn. Rễ cây cam thảo phình to hình trụ, mọc sâu dưới lòng đất.
Lá cây cam thảo thường mọc đơn hoặc mọc thành 3 vòng lá. Lá thuôn giống như quả trứng và hơi nhọn như mũi mác. Trên phiến lá mềm không lông có răng cưa.
Hoa của cây cam thảo đất không mọc thành chùm mà mọc riêng lẻ ở các nách lá. Mỗi nách lá sẽ có khoảng 4 – 7 bông hoa nhỏ. Cam thảo đất thường nở hoa vào mùa hè. Hoa có màu trắng tinh, nửa phía trên có răng cưa, còn nửa phía dưới tròn nguyên. Cây cam thảo sau khi ra hoa sẽ kết quả. Quả cam thảo đất có hình cầu, phía bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.
Phân bố
Cây cam thảo đất phát triển tốt ở các địa phương có khí hậu nhiệt đới ẩm. Loài cây này theo tương truyền có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy ở Ấn Độ, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc và cả vùng rừng rậm nhiệt đới ở Châu Mỹ.
Việt Nam là một trong số quốc gia trồng được cây cam thảo đất. Cây cam thảo đất đến mùa thu hoạch người ta sẽ thu lượm tại các bờ ao, bờ ruộng, đầm lầy ẩm ướt, khu vực gần ao hồ kênh rạch nơi cam thảo đất mọc nhiều.
Thu hái và sơ chế
Cam thảo đất thường được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cho đất nay chỉ có duy nhất 1 loại cam thảo đất có khả năng dùng làm dược liệu. Tùy vào mục đích sử dụng hay các loại bệnh lý khác nhau mà loại thảo dược này được chia làm cam thảo khô hay cam thảo tươi.
Cam thảo đất tươi: Đến thời điểm thu hoạch người ta sẽ thu hái cam thảo về, rửa cho sạch bùn đất rồi để ráo nước. Khi cam thảo đã ráo nước có thể sử dụng chế biến thành thuốc uống. Lưu ý dùng cam thảo tươi để chữa bệnh bạn không nên phơi nắng hay sấy khô để tránh làm ảnh hưởng đến vị thuốc.
Cam thảo đất khô: Cam thảo khô được sao chế gồm có cành, lá, thân và rễ cây. Để làm cao thảo khô đầu tiên chúng ta cần rửa sạch cam thảo sau đó phơi khô và sao trên lửa để cam thảo được khô hoàn toàn, tránh ẩm mốc. Cây cảm thảo khô là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian.
1.2 Liều lượng dùng cam thảo đất như thế nào cho hợp lý?
Tùy vào từng loại bệnh mà liều lượng dùng cam thảo đất cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Khi nấu thuốc bạn có thể dùng nguyên vị cam thảo đất hoặc kết hợp với các dược liệu khác theo bài thuốc. Theo lời khuyên từ thầy thuốc thì liều dùng dược khuyến khích khi dùng cam thảo làm thuốc là:
- Cam thảo đất tươi: 20 – 40g / ngày
- Cam thảo đất khô: 8 – 12g / ngày
2. Các tác dụng chữa bệnh của cam thảo
23.1 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cây cam thảo đất có thể chữa nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong cam đất có chứa thành phần amellin – Một chất có khả năng kiểm soát dự phát tác bất ổn của đường huyết trong cơ thể. Hiệu quả của cây cam thảo đất trong điều trị bệnh tiểu đường vì thế đã được công nhận và ứng dụng rộng rãi.
Các nghiên cứu đã thực hiện cũng chỉ ra rằng, người bệnh tiểu đường thường xuyên dùng cây cam thảo đất sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, làm tăng hoạt động tạo ra hồng cầu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
2.2 Trừ ho, giải cảm
Không chỉ có tác dụng chữa tiểu đường mà cam thảo đất còn nổi tiếng với công dụng trừ ho, giải cảm hiệu quả. Theo sách y học cổ truyền thì cam thảo đất là vị dược liệu có tính bình, có tác dụng nhuận phế, khai thông kinh mạch…Chính vì vậy, cảm thảo rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó đây là loại dược liệu được khuyên dùng với trẻ em bởi nó rất lành tính.
Cách thực hiện:
Bạn rửa sạch am thảo đất, cho vào nồi nấu với nước và lấy uống khoảng 600ml mỗi ngày. Thời gian thích hợp để dùng thuốc là sau bữa chính.
Ngoài cách này, bạn có thể dùng cam thảo tươi giã dập, lọc lấy nước rồi cho thêm mật ong, khuấy đều. Với bài thuốc này kiên trì sử dụng sau vài ngày bạn sẽ rất nhanh thấy hiệu quả.
2.3 Thải độc gan, làm sạch cơ thể
Cây cam thảo đất là vị dược liệu rất tốt cho gan được y học cổ truyền công nhận hiệu quả từ lâu. Cây cảm thảo nam khi nấu nước uống mỗi ngày có tác dụng, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, thanh lọc lá gan và làm mát lá gan của bạn, tránh các bệnh lý do nóng gan hay men gan cao gây nên.
Chính vì vậy cây cảm thảo có tác dụng chữa mụn nhọt, dị ứng do nóng trong rất hiệu quả. Với những người thường xuyên uống rượu bia hay ăn nhiều đồ ăn cay nóng, bị mụn ngọt dùng nước cam thảo rất tốt.
2.4 Dùng cho người bị cảm cúm
Chuẩn bị:
- 30 gram cam thảo đất
- 9 gram bạc hà
- 9 gram rau diếp cá
Sơ chế các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm cùng với nước, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.
Ngoài bài thuốc này bạn có thể sử dụng cam thảo cùng với cỏ tranh, kim ngăn, mạn kinh, rau má, sài hồ nam, rau kinh giới để trị cảm cúm hiệu quả.
2.5 Chữa nhiễm khuẩn đường ruột
Cam thảo hỗ trợ chữa nhiễm khuẩn đường ruột rất hiệu quả. Những nguyên liệu mà chúng ta cần có là: cam thảo đất, địa điền, rau má và lá rau muống. Bạn sơ chế sạch các nguyên liệu trên.
Sau đó sắc thành thuốc, uống trong ngày. Duy trì sử dụng bài thuốc này trong một tháng bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.
2.6 Chữa các bệnh ngoài da
Để chữa các bệnh ngoài da chúng ta sẽ dùng cam thảo kết hợp với một số vị thuốc khác như lá mã đề, kim ngân hoa, ké đầu ngựa. Mỗi vị dược liệu dùng khoảng 20g. Tất cả các dược liệu trên bạn đem đi sắc thuốc uống. Mỗi ngày dùng một thang kiên trì trong 2 – 3 tuần sẽ giúp cải thiện bệnh rõ rệt.
2.7 Giúp giảm sưng mụn nhọt
Với chứng sưng mụn nhọt bạn dùng cam thảo nam, sài đất, kim ngân hoa mỗi vị 20g. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc đến khi nước thuốc còn ⅔ ấm thì dùng uống.
Mỗi ngày bạn nên uống 1 thang thuốc. Với bài thuốc này bạn có thể dùng cam thảo đất tươi hay cam thảo đất khô đều được.
2.8 Chữa trị kiết lỵ
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 15gram cam thảo đất, lá mơ lông và 20 gram cỏ seo gà. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi sắc thành thuốc dùng uống, 1 tháng uống 1 ngày. Thời điểm uống thuốc thích hợp là sau bữa ăn và hạn chế uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
2.9 Tốt cho người bị xuất huyết não hoặc cao huyết áp
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
- 15gram cam thảo đất
- 10 gram bạch dược
- 15gram lá sen
- 10 gram tầm gửi
- 10 gram mạch môn
- 10gr sinh địa
- 12 gram đỗ trọng
Bài thuốc này bạn sắc thành 3 nước sau đó trộn đều và uống mỗi ngày.
2.10 Giúp thông tiểu tiện
Bạn có thể dùng cây cam thảo đất hoặc cây cam thảo tươi để chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt và bệnh tiểu không thông.
Nguyên liệu gồm:
- 12 gram mã đề
- 15 gam cam thảo đất
- 12 gram râu ngô
Các vị thuốc trên sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
2.11 Giảm đau và ho do viêm phổi gây ra
Cam thảo đất thường dùng để trị ho do viêm phổi gây ra. Bạn dùng 60g cam thảo đất sắc với nước và dùng uống mỗi ngày 2 lần. Cam thảo cũng có tác dụng cải thiện các cơn đau và ho do bệnh ung thư phổi gây nên. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện, thông có khả năng trị dứt điểm bệnh ung thư phổi.
2.12 Ngăn ngừa các biến chứng từ bệnh tiểu đường
Dùng 10g cam thảo nam và 10g diệp hạ châu sắc lấy nước thuốc. Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Bài thuốc này phòng tránh tình trạng mệt mỏi, đau đầu, suy giảm sức đề kháng do bệnh tiểu đường gây nên.
2.13 Giúp mát gan
Để chữa mát gan bằng cây cam thảo đất bạn dùng 20gram cây cam thảo nam cùng đường cát chưng cách thủy. Dùng uống mỗi ngày nhưng không uống thay nước lọc.
2.14 Bài thuốc ngăn viêm nhiễm ngoài da
Để ngăn viêm nhiễm ngoài da bạn dùng một lượng cam thảo vừa đủ rồi đem đi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên ngoài da.
2.15 Cam thảo giúp giảm đau do viêm họng gây ra
Bạn giã nát một nắm cam thảo tươi cùng một chút muối, sắc lấy nước uống hằng ngày. Sau vài ngày sẽ thấy chứng viêm họng cải thiện rõ rệt.
2.16 Tốt cho người bị bệnh phù thũng
Nguyên liệu:
- 50 gram cam thảo đất khô
- 30 gram long quỳ
- 30 gram xích tiểu đậu
- 10gam đại táo
Sơ chế các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày. 1 thang thuốc như vậy bạn chia làm 2 lần uống, dùng lâu dài sẽ thấy hiệu quả trị bệnh.
3. Khi dùng cam thảo đất cần lưu ý những gì?
Cam thảo đất có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng nó là vị thuốc nên không tránh khoi những phản ứng phụ với thảo dược. Theo ghi nhận người bệnh dùng nhiều cam thảo đất xuất hiện hiện tượng phù nề. Chính vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc và không tự ý thay đổi liều lượng dùng.
Liều lượng dùng khuyến nghị là không quá 50g mỗi ngày. Bạn nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày rồi nghỉ 1 ngày mới dùng tiếp.
4. Lời kết
Cam thảo đất là loại dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để sử dụng an toàn bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé!