Cảm lạnh là chứng bệnh phổ biến và không có nguy hại đến sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nếu là ở trẻ em thì chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm.
Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi bị nhiễm cảm lạnh có thể dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi nếu không chữa trị kịp thời.
1. Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh
1.1 Như thế nào là cảm lạnh?
Cảm lạnh thông thường là căn bệnh vô cùng quen thuộc và phổ biến mà tất cả mọi người, đều có nguy cơ mắc phải, từ người lớn đến trẻ con. Tuy nhiên, dù là rất quen thuộc nhưng nhiều người vẫn thấy rất phiền vì mắc bệnh rồi chữa mãi không hết hoặc lại bị 2 – 3 mỗi tháng.
Cảm thông thường (cảm lạnh) là bệnh có thể xảy ra bất kể thời gian nào trong năm (phổ biến nhất là mùa đông) là do virus xâm nhập vào họng và mũi gây ra.
Cảm lạnh có khoảng hơn trăm loại virus gây bệnh nhưng trong đó rhinovirus là loại thường gặp và dễ lây nhất. Rhinovirus gây bệnh chủ yếu ở mũi, vì vậy khi bị cảm lạnh bạn sẽ thấy khó chịu ở mũi, dễ nghẹt mũi, hay hắt hơi và sổ mũi.
Thông thường cảm lạnh có thể khỏi sau 7 – 10 ngày. Vì vậy, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà nặng hơn sau 1 tuần thì nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
1.2 Những đối tượng dễ mắc bệnh cảm
Một số đối tượng dễ mắc cảm cúm là:
- Tuổi nhỏ hoặc lớn tuổi: < 5 tuổi hoặc > 65 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai
- Mắc một số bệnh mãn tính kéo dài: bệnh hô hấp (hen), COPD, bệnh tim mạch (suy tim, tiểu đường, bệnh gan,…)
- Trẻ vị thành niên có sử dụng thuốc aspirin trong một khoảng thời gian dài.
1.3. Dấu hiệu qua từng giai đoạn khi mắc bệnh cảm lạnh
Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh là sổ mũi và đau họng, sau đó là hắt hơi và ho. Sau 7 – 10 ngày sẽ khỏi bệnh.
Tuy nhiên, đối với một số người có hệ miễn dịch kém hay đang mắc phải các bệnh khác như hen suyễn thì cảm lạnh có thể diễn biến nguy hiểm và gây ra viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Biểu hiện trong giai đoạn 1: Ngày 1 đến ngày 3
Nếu như cảm thấy cổ họng đau buốt hoặc ngứa ran thì đó là dấu hiệu cho thấy trong 200 loại virus gây cảm lạnh thông thường đã xâm nhập và phát triển trong cơ thể bạn. Ngoài 2 dấu hiệu đặc trưng này thì có thể có những dấu hiệu như: mệt mỏi, cơ thể nhức mỏi.
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn làm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời kết hợp với chú ý nghỉ ngơi, uống đủ nước và có các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh lây lan bệnh như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay để sát khuẩn, xin nghỉ học hoặc xin làm việc ở nhà, không bắt tay hoặc hôn người khác.
Biểu hiện trong giai đoạn 2: Ngày 4 đến ngày 7
Đây là giai đoạn virus hoạt động mạnh mẽ nhất. Vì vậy, các triệu chứng trong giai đoạn này cũng nghiêm trọng hơn giai đoạn trước rất nhiều:
- Sốt cao 38 – 39°C
- Đau họng
- Ho
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Mệt mỏi
- Nhức mỏi
- Ớn lạnh
Ở giai đoạn này, người bị cảm lạnh rất dễ lây bệnh nên cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử một số bí quyết sau để cơ thể có thể chống lại bệnh tật:
- Thuốc lá làm tê liệt lông mao trong phế quản làm bệnh kéo dài dai dẳng hơn nên nếu có thói quen hút thuốc, hãy hạn chế/không hút thuốc.
- Vì cảm lạnh là do virus gây ra nên không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh và dễ khiến cơ thể trở nên kháng thuốc.
- Nếu thấy ho nhiều có thể dùng thuốc trị ho.
- Nếu đau nhức có thể uống ibuprofen để giảm đau.
- Ăn nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Uống đủ nước để giữ ẩm và bù nước cho cơ thể.
- Không sờ tay lên mặt, mũi khi chưa rửa tay với xà phòng sạch khuẩn hoặc nước rửa tay.
Bệnh vào giai đoạn cuối: Ngày 8 đến ngày 10
Cảm lạnh thường sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Nhưng nếu đến giai đoạn này bạn vẫn còn cảm thấy các triệu chứng còn nặng, hãy đi khám để được điều trị kịp thời.
Ở giai đoạn này, nhiều khả năng vẫn còn một số triệu chứng như:
- Ho
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Mệt mỏi
1.4. Đối tượng nên tiêm ngừa cảm cúm
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi
- Người lớn > 65 tuổi
- Người hiện đang mắc các bệnh mãn tính: hen, HIV, đái tháo đường, COPD,…
- Các nhân viên y tế.
2. Những phương pháp tự nhiên điều trị bệnh cảm lạnh
Có rất nhiều cách trị bệnh cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc (theo dân gian). Sau đây là một số mẹo trị bệnh cực kỳ hiệu quả giúp giảm triệu chứng, khỏi bệnh lại an toàn.
2.1. Vệ sinh mũi
Bệnh cảm lạnh khiến mũi bạn luôn sụt sịt khó chịu. Các chất nhầy xâm nhập sâu vào trong sẽ làm cho tình trạng này càng tồi tệ hơn, vì vậy bạn nên hỉ mũi để ngăn chặn điều này.
Khi cần làm sạch mũi, bạn đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ bịt kín lỗ mũi đồng thời thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Trước và sau khi hỉ mũi phải rửa tay sạch sẽ tránh lây lan bệnh cho người khác.
2.2. Súc miệng bằng nước muối loãng
Đây là phương pháp trị cảm lạnh vô cùng hữu hiệu vì muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao. Súc miệng nước muối vệ sinh miệng và họng làm dịu tức thời những cơn đau rát họng và giúp kháng viêm rất tốt. Súc miệng 2 – 4 lần/ngày với nước ấm pha loãng cùng muối tinh giúp bạn mau khỏi bệnh.
2.3. Tắm nước nóng bằng vòi sen
Tắm nước nóng giúp bổ sung hơi nước, thông nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở dễ dàng hơn. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh vì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm đột ngột, khiến bệnh chuyển biến xấu đi và nặng hơn.
2.4. Uống nhiều nước nóng
Uống nước nóng là một biện pháp tưởng chừng không hề có hiệu quả gì, nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng với việc trị cảm lạnh như: giảm ho, tan đờm và dịu cơn đau họng. Có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh với nước nóng để tăng hiệu quả trị bệnh.
2.5. Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu bạc hà, tràm hoặc long não,… có tác dụng rất tốt để phòng và chữa trị cảm lạnh thông thường. Để thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi bạn chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng da dưới mũi.
Thoa tinh dầu ở thái dương, lòng bàn chân hoặc tắm với nước ấm có hoà vài giọt tinh dầu giúp phòng bệnh cảm lạnh rất tốt.
2.6. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng sẽ giúp làm giảm áp lực phần xoang mũi đồng thời làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn. Chườm lạnh có thể khiến các mạch máu ở xoang mũi co lại, tác dụng giảm đau nhanh chóng.
2.7. Kê cao gối khi ngủ
Nằm xuống sẽ khiến chứng ngạt mũi bị nặng hơn. Vì vậy, nên kê thêm gối đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vì có thể hít thở thoải mái và dễ dàng hơn.
2.8. Thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Một số triệu chứng của cảm lạnh kèm theo khiến cơ thể bạn cảm thấy rất uể oải và mệt mỏi. Dù vậy, có khá nhiều người lại chủ quan và coi thường bệnh này, ngay cả khi đã mắc bệnh vẫn gắng sức làm việc. Điều này khiến bệnh lâu khỏi, kéo dài dai dẳng hơn và nguy cơ tái phát cao.
Vì vậy, khi mắc bệnh, bạn nên tạm gác công việc và dùng nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Có một chế độ nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp cơ thể tái tạo nhiều năng lượng hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể.
2.9. Hạn chế ra ngoài khi đang cảm lạnh
Hạn chế đi ra ngoài nếu nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời chênh lệch rất lớn. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài trời thì nên mặc quần áo ấm tránh gió và đeo khẩu trang cẩn thận.
Khác với bệnh cảm cúm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin cúm, thì mỗi năm con người có thể bị cảm lạnh 1 vài lần, bởi vậy việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để tự chăm sóc bản thân và chủ động đối phó với bệnh là rất cần thiết.
3. Các cách phòng ngừa cảm lạnh
Virus gây bệnh cảm lạnh lây lan được từ người qua người thông qua các tiếp xúc hàng ngày, ví dụ như bắt tay với người bệnh hoặc chỉ vô tình chạm vào bề mặt có virus (tay nắm cửa, bảng điều khiển thang máy, thang vịn cầu thang,…).
Vì vậy, để tránh virus có cơ hội xâm nhập, tiếp xúc và gây bệnh cho bản thân, bạn cần:
– Cách hữu hiệu và đơn giản nhất là rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn trong 30 giây để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị cảm lạnh. Đối với trẻ nhỏ hiếu động, nên dùng loại nước rửa tay sạch khuẩn có thể bảo vệ bé khỏi vi khuẩn nhanh chóng trong 10 giây để có hiệu quả.
– Khử trùng các đồ dùng trong nhà thường xuyên đặc biệt là khu vực nhà bếp và phòng tắm, giữ gìn không gian sạch sẽ với thuốc khử trùng, đặc biệt là khi có người trong gia đình bị bệnh.
– Dùng khăn giấy che kín mũi và miệng khi ho và hắt hơi để hạn chế lây bệnh sang người khác. Vứt khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, sau đó rửa tay lại cẩn thận.
– Không sử dụng chung ly uống nước hay bất cứ đồ dùng gì với các thành viên khác trong gia đình hoặc đồng nghiệp, bạn bè.
– Duy trì lối sống hợp lý, khoa học: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đa dạng, đủ chất, chú ý ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng.
4. Lời kết
Cảm cúm có thể phòng ngừa bằng vắc – xin còn cảm lạnh thông thường thì con người có thể bị bệnh một vài lần. Vì vậy, những trang bị kiến thức để phòng và chữa bệnh là điều thiết yếu.
Khi mắc bệnh cần đến cân nhắc chế độ ăn hợp lý và đừng quên áp dụng các mẹo trên để nhanh khỏi bệnh nhé!