Quả bầu là loại rau củ rất quen thuộc với người Việt. Bầu thường mọc thành giàn và được trồng rộng rãi từ nam chí bắc, từ thành thị cho đến nông thôn. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, quả bầu còn có nhiều công dụng khác trong đời sống.
Cùng tìm hiểu về quả bầu với những đặc điểm và lợi ích của nó trong bài viết hôm nay nhé!
1. Đặc điểm của quả bầu
1.1 Đặc điểm của quả bầu
Cây bầu thuộc họ Cucurbitaceae, tên khoa học của nó là Lagenaria siceraria. Đây là một loại dây leo có các tua cuốn, trồng phổ biến trên thế giới từ xa xưa, quả và ngọn cây đều có thể ăn được.
Bầu thường mọc lan, dây leo và tua cuốn phát triển nên người ta thường bắc giàn cho cây phát triển. Cây bầu khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ ra hoa. Hoa bầu có mày trắng. Sau khi hoa rụng là thời điểm đậu trái.
Trái bầu rụng rốn lớn dần lên, đầu hướng xuống mặt đất, treo lúc lỉu trên cành cây. Quả bầu thường có hình dáng thuôn dài. Tuy nhiên cũng có quả hình như trái hồ lô hay hình thiên nga rất đang dạng.
Quả bầu thường được thu hái để chế biến thành các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe như canh bầu, bầu luộc, bầu xào…Không những quả bầu mà ngọn bầu cũng có thể chế biến thành món xào tỏi ăn rất ngon. Tuy nhiên lá bầu có mùi không mấy dễ chịu, đặc biệt là những lá non còn nhiều lông. Chính vì vậy lá bầu ít khi được sử dụng.
1.2 Thành phần dinh dưỡng có trong quả bầu
Quả bầu từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, được khuyên dùng trong bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức ăn bầu rất tốt bởi loại rau củ này có tính mát, ngọt. Thường xuyên ăn bầu giúp hỗ trợ điều trị một số căn bệnh thường gặp vào mùa hè như mụn nhọt ngoài da, táo bón, ho sốt, tiểu đỏ…
Theo kết quả phân tích, trong quả bầu có chứa protein, chất xơ và carbohydrate. Ngoài ra trong quả bầu còn rất giàu các loại khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, kali, natri, photpho, magie và các vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin k, vitamin p, biotin, carotene…
Quả bầu có vị ngọt, tính hàn. Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. mát máu hiệu quả. Ngoài ra quả bầu còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh thường gặp khác như đái rắt, mụn nhọt, đái tháo đường, trừ thủy thũng, phù nề và tiêu các loại viêm nhiệt ở phổi là nguyên nhân gây ho, tiêu chảy, tắc mật gây vàng da hay tinh hoàn sưng đau.
Lá của cây bầu có vị ngọt, tính bình. Hoa và tua cuốn thường dùng để nấu nước tắm cho trẻ có tác dụng ngăn ngừa rôm sảy, sởi hay mụn nhọt. Hạt của câu bầu có khả năng chữa tụt lợi, răng đau lung lay…
2. Công dụng theo từng bộ phận của quả bầu
Ruột và hạt bầu
Ruột bầu thường là phần mà các bà nội trợ thường cắt bỏ đi khi sơ chế bầu. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ nên loại bỏ ruột và hạt khi nó quá già, nếu bầu còn non bạn nên giữ lại.
Nguyên nhân là bởi trong ruột và hạt bầu non chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Không những thế hạt bầu còn có khả năng chữa đau đầu, giun, viêm lợi, tụt lợi rất hiệu quả.
Rau bầu
Rau bầu chế biến khá cầu kỳ nhưng lại là món ăn ngon và bổ dưỡng nên xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của gia đình. Hàm lượng chất xơ trong rau bầu rất cao nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác đói.
Chính vì vậy món ăn này hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở đó, rau bầu còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận, tiểu ít, tiểu khó…Hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tua bầu
Tua bầu là bộ phần giúp dây bầu leo bám trên giàn. Khi sơ chế ngọn bầu nhiều người có thói quen ngắt bỏ vì nghĩ rằng nó khó ăn. Tuy nhiên bạn không nên bỏ những tua bầu còn non bởi phần này ăn cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó tua bầu có thể nấu nước tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ rất hiệu quả.
Hoa bầu
Hoa bầu chế biến thành các món xào, luộc đều ngon và tốt cho sức khỏe. Hoa bầu rất hiệu quả trong việc chữa tiêu chảy nhất là khi ăn chung với hải sản.
Không những vậy, hoa bầu nấu lấy nước uống có tác dụng phòng chống mất nước khi hoạt động ngoài trời nhiều khiến cho cơ thể toát nhiều mồ hôi.
3. Những cách chữa bệnh từ quả bầu
3.1 Ăn bầu giúp giảm cân an toàn
Bầu là một trong những loại thực phẩm được khuyên dùng khi thực hiện các chế độ ăn giảm cân. Nguyên nhân là bởi trong bầu rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết nhưng hàm lượng calo lại rất thấp. Một đĩa bầu luộc hay ly nước ép có thể cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào. Chất xơ có trong bầu cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn trong ngày. Bên cạnh đó nước ép bầu còn có tác dụng làm sạch ruột và kiềm hóa dạ dày. Bảo vệ sức khỏe của bạn.
3.2 Khôi phục màu sắc tự nhiên của mái tóc
Bầu là một trong những bài thuốc dân gian giúp khôi phục màu đen óng ả cho mái tóc hoa râm. Một ly nước ép bầu mỗi ngày giúp cải thiện màu tóc của bạn hiệu quả. Tóc không chỉ đen lại mà còn khỏe mạnh hơn trước.
3.3 Mang lại sức sống cho làn da
Hàm lượng vitamin dồi dào có trong bầu giúp khôi phục sức sống làn da, trẻ hóa tế bào da, ngăn chặn hình thành mụn trên da, mang đến cho bạn làn da trắng sáng, khỏe mạnh căng tràn sức sống.
Bên cạnh đó dùng nước nấu từ hoa và tua cuốn bầu rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng rôm sảy, ngứa ở trẻ nhỏ.
3.4 Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Bầu là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong quả bầu rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.
Không những vậy, chất cơ còn có tác dụng làm sạch ruột, giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hấp thụ thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa chứng táo bón.
Ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày và giảm thiểu tích lũy khí trong ruột gây chướng bụng, đầy hơi.
Bài thuốc chữa đái rắt:
- 50g bầu
- 30g rau má
- 10g râu ngô
- 20g rễ cỏ tranh
Các nguyên trên sơ chế sạch rồi sắc lấy nước uống có tác dụng trị đái rắt rất hiệu quả và nhanh chóng.
3.5 Quả bầu giúp thông tiểu tiện hiệu quả
Để thông tiểu tiện chúng ta cần có những nguyên liệu gồm:
- 200g bầu
- 5 củ hành củ có cả lá và rễ
Bạn sơ chế sạch nguyên liệu, rồi cho vào ấm cùng nước sắc thành thuốc.
3.6 Dùng cho người bị phù nề
Để chữa bệnh phù nề, bạn dùng nguyên một quả bầu gồm cả vỏ, thịt và hạt rồi sắc với dấm chua lấy nước uống.
3.7 Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Nấu 50 – 100g bầu tươi lấy nước uống. Ngoài ra bạn có thể kết hợp vỏ bầu, vỏ bí đỏ, vỏ dưa hấu, vỏ mướp rồi nấu nước uống để trị bệnh xơ gan cổ trướng.
3.8 Dùng cho người bị tăng huyết áp, vàng da
Nguyên liệu:
- Bầu tươi 500g
- 250g mật ong
Bầu tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi trộn với mật on. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần liều lượng dùng khoảng 30 – 50g.
3.9 Cải thiện hệ tiêu hóa, đi ngoài dễ dàng
- Quả bầu 50g
- Khoai lang 50g
- Đường đỏ 30g
Nấu bầu và khoai lang cùng đường đỏ. Chia làm 3 lần uống trong ngày có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, chữa táo bón hiệu quả.
3.10 Có tác dụng giúp điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ
Trẻ em bị mụn nhọt bạn có thể dùng bầu non nấu với thịt heo nạc cùng vài lát gừng thành canh cho trẻ ăn.
3.11 Quả bầu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn ở nam giới
Dùng bầu chữa viêm tinh hoàn ở nam giới bằng cách nấu nước bầu rồi tiến hành ngâm rửa.
3.12 Điều trị chứng phù nề ở chân
Gọt lấy vỏ quả bầu rồi sao khô bạn tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 8 – 10g uống cùng nước sắc trần bì vào lúc đói.
3.13 Có tác dụng tốt cho người bị bệnh tả
Lấy 1 năm vỏ bầu sao vàng sắc nước uống.
3.14 Hỗ trợ giúp tiêu hóa tốt hơn
Bạn lấy vỏ bầu khô hầm trong nồi kín cho đến khi thành than thì tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng bạn lấy 1 thìa to uống cùng nước ấm. Bạn có thể cho vài lát gừng để tăng hiệu quả.
3.15 Bài thuốc từ bầu cho bệnh nhân đái tháo đường
Uống bột vỏ bầu nướng giòn hoặc nấu nước vỏ bầu già để uống.
3.16 Điều trị bệnh ho do phế hỏa
Nấu 50g bầu lấy nước uống trong ngày.
3.17 Giúp điều trị rong kinh sau sinh em bé
Phơi khô vỏ bầu già rồi đốt thành than và tán nhuyễn thành bột mịn. Dùng uống với nước có tác dụng điều trị rong kinh sau khi sinh em bé.
3.18 Điều trị các bệnh ngoài da và ngăn chặn bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Nấu nước tua cuốn bầu để tắm cho trẻ.
3.19 Giải độc cho cơ thể
Để hiệu quả giải độc cơ thể được tốt có thể nấu nước từ hoa và tua cuốn bầu để uống.
3.20 Quả bầu giúp chữa đau lưng và bổ cho thận
Dùng hạt bầu nấu với bầu dục lợn thành canh và uống.
3.21 Dùng cho các bệnh về răng miệng
Dùng 30g hạt bầu nấu nước rồi ngâm và súc miệng hằng ngày.
3.22 Giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Sao vàng 40g hạt bầu nấu cháo cùng 100g đậu đỏ và 100g gạo nếp. Ngoài ra có thể hầm với móng giò lợn.
4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng bầu
- Nếu quả bầu có vị đắng thì không nên ăn
- Không nên ăn nhiều bầu vì loại rau củ này có tính lạnh.
- Một số đối tượng không nên ăn bầu là người bị đầy hơi, sưng ống chân, tỳ vị hư hàn, lạnh bụng.
5. Lời kết
Quả bầu gần gũi trong cuộc sống của mọi người. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh, chăm sóc sức khỏe.